forum of the C11's house
chào mừng bạn đến với diễn đàn của chi đoàn C11 THPT Lê Lai khoá 2007 - 2010 Chúc bạn có những giây phút vui vẻ với diễn đàn.
Nếu bạn chưa là thành viên của diễn đàn thì hãy nhanh chóng ĐĂNG KÍ để có thể khám phá nhiều tính năng hấp dẫn của diễn đàn nhé!
Còn đã là thành viên thì nhanh tay ĐĂNG NHẬP nào
CẢM ƠN BẠN ĐÃ GHÉ THĂM DIỄN ĐÀN CỦA CHÚNG TÔI.
CHÚC CÁC BẠN CÓ THẬT NHIỀU GIÂY PHÚT VUI VẺ


Mọi thắc mắc xin liên hệ:
Admin: Mr.Leo
V.I.P Member: Vutrungdung2412
Email: webmaster.ductungpro@zing.vn
vutrungdung2412@gmail.com
Site: http://lovec11.no1.vn
Tel: 01279.08.10.92 (Tùng)
01646.258.345
(Dũng)

WELLCOME TO THE C11'FORUM
forum of the C11's house
chào mừng bạn đến với diễn đàn của chi đoàn C11 THPT Lê Lai khoá 2007 - 2010 Chúc bạn có những giây phút vui vẻ với diễn đàn.
Nếu bạn chưa là thành viên của diễn đàn thì hãy nhanh chóng ĐĂNG KÍ để có thể khám phá nhiều tính năng hấp dẫn của diễn đàn nhé!
Còn đã là thành viên thì nhanh tay ĐĂNG NHẬP nào
CẢM ƠN BẠN ĐÃ GHÉ THĂM DIỄN ĐÀN CỦA CHÚNG TÔI.
CHÚC CÁC BẠN CÓ THẬT NHIỀU GIÂY PHÚT VUI VẺ


Mọi thắc mắc xin liên hệ:
Admin: Mr.Leo
V.I.P Member: Vutrungdung2412
Email: webmaster.ductungpro@zing.vn
vutrungdung2412@gmail.com
Site: http://lovec11.no1.vn
Tel: 01279.08.10.92 (Tùng)
01646.258.345
(Dũng)

WELLCOME TO THE C11'FORUM
forum of the C11's house
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

forum of the C11's house

forum của chi đoàn C11 lê lai - khoá 2007 - 2010
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
.::::CHÚC CÁC BẠN NỮ 8-3 TRÀN NGẬP HẠNH PHÚC - HAPPY WOMEN'S DAY ::::..
..::::LỜI NHẮN GỬI TỚI TẤT CẢ CÁC BẠN::::..
NICK CỦA 1 SỐ BẠN TRONG LỚP
SỐ ĐIỆN THOẠI CỦA CÁC BẠN TRONG LỚP

GHÉ THĂM "KHO PHẦN MỀM"
Click vào đây để đến với thông tin tuyển sinh 2011


HIỆN NAY DIỄN ĐÀN ĐÃ CÓ THỂ TRUY CẬP DỄ DÀNG HƠN TỪ ĐIỆN THOẠI,
BQT ĐANG THỬ NGHIỆM TÍNH NĂNG NÀY
NÊN TẠM THỜI CHƯA GỬI ĐƯỢC BÀI.
BQT SẼ BỔ SUNG NGAY KHI CÓ THỂ


Hỗ trợ trực tuyến
  Admin: Leo - Đức Tùng
  Admin: Trung Dũng
  Admin: Chí Tùng
Top posters
admin
triet hoc MAC-LENIN I_vote_lcaptriet hoc MAC-LENIN I_voting_bartriet hoc MAC-LENIN I_vote_rcap 
vutrungdung
triet hoc MAC-LENIN I_vote_lcaptriet hoc MAC-LENIN I_voting_bartriet hoc MAC-LENIN I_vote_rcap 
lhvanuneti
triet hoc MAC-LENIN I_vote_lcaptriet hoc MAC-LENIN I_voting_bartriet hoc MAC-LENIN I_vote_rcap 
Jono
triet hoc MAC-LENIN I_vote_lcaptriet hoc MAC-LENIN I_voting_bartriet hoc MAC-LENIN I_vote_rcap 
Dochitung
triet hoc MAC-LENIN I_vote_lcaptriet hoc MAC-LENIN I_voting_bartriet hoc MAC-LENIN I_vote_rcap 
zipp
triet hoc MAC-LENIN I_vote_lcaptriet hoc MAC-LENIN I_voting_bartriet hoc MAC-LENIN I_vote_rcap 
foreverloveteacher_kid
triet hoc MAC-LENIN I_vote_lcaptriet hoc MAC-LENIN I_voting_bartriet hoc MAC-LENIN I_vote_rcap 
kedatinh
triet hoc MAC-LENIN I_vote_lcaptriet hoc MAC-LENIN I_voting_bartriet hoc MAC-LENIN I_vote_rcap 
tuquynh
triet hoc MAC-LENIN I_vote_lcaptriet hoc MAC-LENIN I_voting_bartriet hoc MAC-LENIN I_vote_rcap 
vipvip1811
triet hoc MAC-LENIN I_vote_lcaptriet hoc MAC-LENIN I_voting_bartriet hoc MAC-LENIN I_vote_rcap 
Bài gửiNgười gửiThời gian
Hỏi tí tiếng anh... Wed Apr 04, 2012 1:06 pm
SỬA MÁY TÍNH , MÁY IN, ĐỔ MỰC MÁY IN TẠI NHÀ HỒ CHÍ MINH Tue Feb 28, 2012 2:30 pm
GỬI TỚI TẤT CẢ CÁC THÀNH VIÊN CỦA CHI ĐOÀN C11 Sun Feb 19, 2012 5:14 pm
Vào báo số điện thoại nào mọi người ơi Mon Jan 30, 2012 10:38 pm
Chúc mừng sinh nhật Dũng nhé Mon Jan 30, 2012 10:33 pm
[Video Hot] Thành viên C11 Tue Jan 10, 2012 12:48 am
THÔNG BÁO VỀ CÁC SỬA CHỮA VÀ CÁC CẬP NHẬT MỚI CŨNG NHƯ CÁC LỖI CỦA DIỄN ĐÀN Fri Dec 23, 2011 10:44 pm
Yêu cầu bài hát, lời nhắn nào. Fri Dec 23, 2011 1:22 am
Cập nhật điểm thi đại học của thành viên C11 Fri Dec 23, 2011 1:15 am
Hướng dẫn sử dụng nút "thanks" và tìm bài viết mới trên diễn đàn Fri Dec 23, 2011 1:12 am
web lớp là chỗ cho mấy admin chém gió dạo này chẳng ai lên cả Fri Dec 23, 2011 1:04 am
THÔNG BÁO TỪ TM-CHEAP Sun Nov 27, 2011 12:42 am
Thông báo ra mắt website chính thức của trường THPT Lê Lai Sun Nov 20, 2011 3:19 pm
Mu Phú Lương Mở Cho Phép Tải Game Đăng Ký Tài Khoản Wed Nov 09, 2011 5:08 pm
vietpon mua sản phẩm chất lượng, giá tốt. Mon Oct 03, 2011 3:17 pm
Học tiếng Nhật - Top Globis Mon Oct 03, 2011 3:00 pm

Thông điệp:

****************Hãy cùng chia sẻ với bạn bè bằng cách ****************

Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!

Share | 
 

 triet hoc MAC-LENIN

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
lhvanuneti
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
lhvanuneti

Tổng số bài gửi : 187
Join date : 13/01/2011
Đến từ : THANH HÓA

triet hoc MAC-LENIN Empty
Bài gửiTiêu đề: triet hoc MAC-LENIN   triet hoc MAC-LENIN I_icon_minitimeTue Apr 05, 2011 9:06 am

CÂU 4: Quan
niệm về thời kì quá độ, và thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hộ.Từ đó liên hệ với thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?






Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội


Lý luận về hình thái kinh tế- xã hội của C.Mác cho thấy sự
biến đổi của các xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên. Vận dụng lý luận đó vào
phân tích xã hội tư bản, tìm ra các quy luật vận động của nó, C.Mác và Ph.
Ăngghen đều cho rằng, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có tính chất lịch
sử và xã hội tư bản tất yếu bị thay thế bằng xã hội mới- xã hội cộng sản chủ
nghĩa.


Đồng thời C.Mác và Ph. Ănghghen cũng dự báo trên những nét
lớn về những đặc trưng cơ bản của xã hội mới, đó là: có lực lượng sản xuất xã
hội cao; chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất được xác lập, chế độ người
bóc lột người bị thủ tiêu; sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu của mọi thành viên
trong xã hội, nền sản xuất được tiến hành theo một kế hoạch thống nhất trên
phạm vi toàn xã hội, sự phân phối sản phẩm bình đẳng; sự đối lập giữa thành thị
và nông thôn, giữa lao động trí óc và chân tay bị xóa bỏ...


Để xây dựng xã hội mới có những đặc trưng như trên cần phải
qua hai giai đoạn: giai đoạn thấp hay giai đoạn đầu và giai đoạn sau hay giai
đoạn cao. Sau này V.I.Lênin gọi giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội và giai đoạn
sau là chủ nghĩa cộng sản. C.Mác gọi giai đoạn đầu xã hội chủ nghĩa là thời kỳ
quá độ chính trị lên giai đoạn cao của xã hội cộng sản.


Vận dụng học thuyết C.Mác vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Liên Xô trước đây, V.I.Lênin đã phát triển lý luận về thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội.


Nội dung cơ bản của lý luận đó là:


Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là
tất yếu khách quan, bất cứ quốc gia nào đi lên chủ nghĩa xã hội đều phải trải qua,
kể cả các nước có nền kinh tế rất phát triển


Tất nhiên, đối với các nước có nền kinh tế phát triển, thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có nhiều thuận lợi hơn, có thể diễn ra ngắn hơn
so với các nước đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa có nền
kinh tế lạc hậu.


Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách
mạng sâu sắc, triệt để, toàn diện từ xã hội cũ thành xã hội mới: chủ nghĩa xã
hội. Nó diễn ra từ khi giai cấp vô sản giành được chính quyền bắt tay vào xây
dựng xã hội mới và kết thúc khi xây dựng thành công những cơ sở của chủ nghĩa
xã hội cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ sở kinh tế và kiến trúc
thượng tầng.


Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được
quy định bởi đặc điểm ra đời, phát triển của cách mạng vô sản và những đặc
trưng kinh tế, xã hội của chủ nghĩa xã hội.


Đặc điểm kinh
tế cơ bản nhất của thời kỳ quá độ là sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần và
tương ứng với nó có nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau nhưng vị trí, cơ
cấu và tính chất của giai cấp trong xã hội đã thay đỗi một cách sâu sắc


Sự tồn tại của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là khách quan
và lâu dài, có lợi cho sự phát triển lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế.
Theo Lênin, mâu thuẩn của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là mâu thuẩn giữa
chủ nghĩa xã hội đã giành thắng lợi nhưng còn non yếu với chủ nghĩa tư
bản đã bị đánh bại nhưng vẫn còn khả năng khôi phục. Vì vậy, thời kỳ quá độ là
thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
tư bản quyết liệt, quanh co, khúc khuỷu và phức tạp.


Khả năng quá
độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa


Phân tích tính chất và đặc điểm của chủ nghĩa tư bản trong
thới kỳ tự do cạnh tranh, C.Mác và Ph. Ăngghen đã nêu ra khả năng quá độ lên
chủ nghĩa cộng sản ở các nước lạc hậu khi cách mạng vô sản ở các nước Tây Âu
giành được thắng lợi.


Khi phân tích đặc điểm của chủ nghĩa tư bản trong thời kỳ
độc quyền, phát triển ra quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị
của chủ nghĩa tư bản, V.I.Lênin rút ra kết luận quan trọng về khả năng thắng
lợi của chủ nghĩa xã hội ở một số nước riêng lẻ chứ không thể thắng lợi cùng
một lúc ở tất cả cả nước. Khi chủ nghĩa xã hội thắng lợi ở một nước, thì nhân
loại bắt đầu bước vào thời đại mới- thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên
phạm vi toàn thế giới. Trong điều kiện đó, các nước lạc hậu có thể quá độ lên
chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Theo V.I.Lênin, điều kiện để
một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là:


Thứ nhất, điều kiện bên trong, có Đảng cộng sản lãnh đạo
giành được chính quyền và sử dụng chính quyền nhà nước công, nông, trí thức
liên minh làm điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội.


Thứ hai, điều kiện bên ngoài, có sự giúp đỡ của giai cấp vô
sản của các nước tiên tiến đã giành thắng lợi trong cách mạng vô sản.


Các nước lạc hậu có khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng không phải là quá độ trực tiếp, mà phải qua
con đường gián tiếp với một loạt những bước quá độ thích hợp, thông qua “chính
sách kinh tế mới”. Chính sách kinh tế mới là con đường quá độ gián tiếp lên chủ
nghĩa xã hội, được áp dụng ở Liên Xô từ mùa xụân 1921 thay cho “ chính sách
cộng sản thời chiến” được áp dụng trong nhửng năm nội chiến và can thiệp vũ
trang của chủ nghĩa đế quốc.


Nội dung cơ bản của “ chính sách kinh tế mới” bao gồm:


Dùng thuế
lương thực thay cho trưng thu lương thực thừa trong chính sách cộng sản thời
chiến.


Thiết lập
quan hệ hàng hóa tiền tệ, phát triển thị trường , thương nghiệp... thay cho
Chính sách cộng sản thời chiến.


Sử
dụng nhiều thành phần kinh tế, các hình thức kinh tế quá độ, khuyến khích phát
triển kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân thay cho sự thủ tiêu kinh doanh tư
nhân trong chính sách cộng sản thời chiến, sử dụng củ nghĩa tư bản nhà nước ,
chuyển các xí nghiệp nhà nước sang chế độ hạch toán kinh tế, chủ trương phát
triển qua hệ kinh tế với các nước phương Tây để tránh thủ vốn, kỹ thuật...


“Chính sách kinh tế” mới có ý nghĩa to lớn. Về thực tiễn,
nhờ có chính sách đó nước Nga Xôviết đã làm khôi phục nhanh chóng nền kinh tế
sau chiến tranh, khắc phục được khủng hoảng kinh tế và chính trị. Về lý luận,
nó phát triển nhận thức sâu sắc về chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.


Ở nước ta từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, những quan điểm
kinh tế của Đảng ta đã thể hiện sự nhận thức và vận dụng “ chính sách kinh tế
mới” của V.I.Lênin phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của thời kỳ quá độ
ở nước ta.





Tính tất yếu và
đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam



Ở nước ta,
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được bắt đầu từ năm 1954 ở miền bắc và từ
năm 1975 trên phạm vi cả nước, sau khi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
đã hoàn thành thắng lợi, đất nước đã hòan thành thắng lợi, đất nước đã hòa bình
thống nhất quá độ lên chủ nghĩa xã hội.


Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan
đối với mọi quốc gia xây dựng chủ nghĩa xã hội, dù điểm xuất phát ở trình độ
phát triển cao hay thấp.


Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một tất yếu lịch sử. Bởi vì:


Một là, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa là
phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử. Loài người đã phát triển qua các
hình thái kinh tế- xã hội: công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư
bản chủ nghĩa. Sự biến đổi của các hình thái kinh tế- xã hội là quá trình lịch
sử tự nhiên và hình thái kinh tế- xã hội sau cao hơn, tiến bộ hơn hình thái
kinh tế- xã hội trước nó. Sự biến đổi của các hình thái kinh tế- xã hội nói
trên đều tuân theo quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.


Cho dù ngày nay, chủ nghĩa tư bản đang nắm nhiều ưu thế về
vốn, khoa học, công nghệ và thị trường, đang cố gắng điều chỉnh trong chừng mực
nhất định quan hệ sản xuất để thích nghi với tình hình mới, nhưng không vượt ra
khỏi những mâu thuẫn vốn có của nó, đặc biệt là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội
hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản
chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Mâu thuẫn này không những không dịu đi mà ngày
càng phát triển gay gắt và sâu sắc. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản
xuất và xã hội hóa lao động làm cho các tiền đề vật chất, kinh tế, xã hội ngày
càng chín muồi cho sự phủ định chủ nghĩa tư bản và sự ra đời của xã hội mới -
chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của loài người. Theo
quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã
hội.


Hai là, phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội
không chỉ phù hợp với xu thế của thời đại, mà còn phù hợp với đặc điểm của cách
mạng Việt Nam:
cách mạng dân tộc, dân chủ gắn liền với cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách
mạng dân tộc, dân chủ trước hết là giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do,
dân chủ... đồng thời nó là tiền đề để “ làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần
cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no, và sống một đời hạnh
phúc”, nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”. Vì vậy, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự tiếp tục hợp lôgíc
cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, làm cho cách mạng dân tộc, dân chủ được thực
hiện triệt để.


Thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu đối với mọi quốc gia đi lên chủ nghĩa xã hội,
nhưng nó lại có đặc điểm riêng đối với mỗi quốc gia ; do điều kiện xuất phát
riêng của mỗi quốc gia quy định. Trước đây, miền Bắc nước ta bước vào
thời kỳ quá độ với “đặc điểm lớn nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến
thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa”. Khi cả nước thống nhất cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội, đặc điểm trên
vẫn còn tồn tại. Phân tích rõ hơn thực trạng kinh tế, chính trị của đất nước,
trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: “nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua
chế độ tư bản, từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản
xuất rất thấp. Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh, hậu quả để lại còn
nặng nề. Những tàn dư thực dân phong kiến còn nhiều. Các thế lực thù địch
thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội và nền độc lập của nhân dân ta”


Như vậy, đặc
điểm đặc trưng bao trùm nhất của thời kỳ quá độ ở nước ta là bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa. Nhưng, thế nào là bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa? Gỉai quyết vấn
đề này có ý nghĩa lớn cả về nhận thức và hoạt động thực tiễn.


Sẽ là sai lầm và phải trả giá nếu quan niệm “bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa” theo kiểu phủ định sạch trơn, đem đối lập chủ nghĩa xã
hội với chủ nghĩa tư bản, bỏ qua cả những cái “không thể bỏ qua” như đã
từng xảy ra ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây. Vì vậy, báo cáo chính trị
tại Đại hội Đảng IX Đảng cộng sản Việt Nam đã nói rõ bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa là “bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến
trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà
nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học công
nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”.


Bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa thực chất là phát triển theo con đường “rút ngắn” quá trình
lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng “rút ngắn” không phải là đốt cháy giai đoạn, duy ý
chí, coi thường quy luật, như muốn xóa bỏ nhanh sở hữu tư nhân và các thành
phần kinh tế “phi chủ nghĩa xã hội” hoặc coi nhẹ sản xuất hàng hóa,... Trái
lại, phải tôn trọng quy luật khách quan và biết vận dụng sáng tạo vào điều kiện
cụ thể của đất nước, tận dụng thời cơ và khả năng thuận lợi để tìm ra con
đường, hình thúc, bước đi thích hợp. Phát triển theo con đường “rút ngắn” là
phải biết kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được ở chủ nghĩa tư bản
không chỉ về lực lượng sản xuất mà cả về quan hệ sản xuất, cơ sở kinh tế và
kiến trúc thượng tầng, như Lênin đã nói về chủ nghĩa xã hội ở nước Nga với kỹ
thuật hiện đại trong các tơrớt của Mỹ và nghệ thuật quản lý trong ngành đường
sắt ở Đức


Bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa nhưng không thể thực hiện quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã
hội mà phải qua con đường gián tiếp, qua việc thực hiện hàng loạt các hình thức
quá độ. Sự cần thiết khách quan và vai trò tác dụng của hình thức kinh tế quá
độ được Lênin phân tích sâu sắc trong lý luận về chủ nghĩa tư bản nhà nước.
Thực hiện các hình thức kinh tế quá độ, các khâu trung gian... vừa có tác dụng
phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất, vừa cần thiết để chuyển từ các
quan hệ tiền tư bản lên chủ nghĩa xã hội, nó là hình thúc vận dụng các quy luật
kinh tế phù hợp với điều kiện cụ thể.


Tóm lại,
xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta tạo ra sự
biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là quá trình rất khó khăn,
phức tạp, tất yếu “phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng
đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ”


Qúa độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
là con đường rút ngắn để xây dựng đất nước văn minh, hiện đại. Nhưng khả năng
tiền đề để thực hiện con đường đó như thế nào? Phân tích tình hình đất nước và
thời đại cho thấy mặc dù kinh tế còn lạc hậu, nước ta vẫn có khả năng và tiền
đề để quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.


Về khả năng khách quan


Cuộc cách mạng
khoa học - công nghệ hiện đại đang phát triển như vũ bão và toàn cầu hoá kinh
tế đang diễn ra mạnh mẽ, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trở thành tất yếu; nó
mở ra khả năng thuận lợi để khắc phục những hạn chế của nước kém phát triển như
thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, khả năng và kinh nghiệm quản lí yếu kém ..., nhờ
đó ta có thể thực hiện “ con đường rút ngắn”.


Thời đại ngày
nay, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là xu hướng khách quan của loài người. Đi
trong dòng chảy đó của lịch sử, chúng ta đã, đang và sẽ nhận được sự đồng tình,
ủng hộ ngày càng mạnh mẽ của loài người, của các quốc gia độc lập đang đấu
tranh để lựa chọn con đường phát triển tiến bộ của mình.


Về những tiền đề chủ quan


Nước ta có nguồn
lao động dồi dào với truyền thống lao động cần cù và thông minh, trong đó đội
ngũ làm khoa học, công nghệ, công nhân lành nghề có hàng chục ngàn người ... là
tiền đề rất quan trọng để tiếp thu, sử dụng các thành tựu khoa học và công nghệ
tiên tiến của thế giới. Nước ta có nguồn tài nguyên đa dạng, vị trí địa lí
thuận lợi và những cơ sở vật chất - kĩ thuật đã được xây dựng là những yếu tố
hết sức quan trọng để tăng trưởng kinh tế. Những tiền đề vật chất trên tạo điều
kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, thu hút vốn đầu tư, chuyển
giao công nghệ, tiếp thu kinh nghiệm quản lí tiên tiến của các nước phát triển.


Qúa độ lên chủ
nghĩa xã hội không những phù hợp với quy luật phát triển lịch sử mà còn phù hợp
với nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam đã chiến đấu, hi sinh
không chỉ vì độc lập dân tộc mà còn vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xây dựng xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh. Những yêu cầu ấy chỉ có chủ nghĩa xã hội mới
đáp ứng được. Quyết tâm của nhân dân sẽ trở thành lực lượng vật chất để vượt
qua khó khăn, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.


Xây dựng chủ nghĩa
xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
:


Một Đảng giàu
tinh thần cách mạng và sáng tạo, có đường lối đúng đắn và gắn bó với nhân dân,
có Nhà nước xã hội Chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ngày càng được củng cố
vững mạnh và khối đại đoàn kết toàn dân, đó là những nhân tố chủ quan vô cùng
quan trọng bảo đảm thắng lợi côngcuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.


Nhiệm vụ kinh
tế cơ bản trong thời kì qúa độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:


Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì cải biến cách
mạng sâu sắc, triệt để, toàn diện xã hội cũ thành xã hội mới. Về kinh tế, những
nhiệm vụ cơ bản là :


Phát triển lực
lượng sản xuất, coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ trung
tâm của cả thời kì quá độ nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa
xã hội:


Cơ sở vật chất -
kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội theo V.I.Lênin, là nền sản xuất đại cơ khí ở
trình độ hiện đại được áp dụng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, kể cả trong
nông nghiệp.


Ngày nay, cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
phải thể hiện được những thành tựu tiên tiến nhất của khoa học và công nghệ,
đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. Chỉ khi lực lượng sản
xuất phát triển đến trình độ cao mới tạo ra được năng suất lao động cao trong
toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhờ đó những mục tiêu và tính ưu việt của chủ
nghĩa xã hội mới được thực hiện ngày càng tốt hơn trên thực tế.


Qúa độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa,
khi đất nước ta chưa có tiền đề về cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã
hội do chủ nghĩa tư bản tạo ra; do đó phát triển lực lượng sản xuất nói chung,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói riêng trở thành nhiệm vụ trung tâm của suốt
thời kì quá độ. Nó có tính chất quyết định đối với thắng lợi của chủ nghĩa xã
hội ở nước ta.


Nhiệm vụ không kém phần quan trọng khác của phát triển lực
lượng sản xuất, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là phát triển
nguồn lực con người - lực lượng sản xuất cơ bản của đất nước, yếu tố cơ bản của
tăng trưởng kinh tế, tạo đội ngũ lao động có khả năng sáng tạo, tiếp thu, sử
dụng, quản lí có hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại. Vì vậy,
phải phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam,
coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động
lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là “ quốc sách hàng đầu” trong chiến
lược phát triển đất nước.


Xây dựng từng bước quan hệ sản xuất mới theo đinh hướng
xã hội chủ nghiã:



Xây dựng chủ
nghĩa xã hội là xây dựng một chế độ xã hội mới có nền kinh tế phát triển dựa
trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất
chủ yếu. Chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu là đặc trưng của quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghiã; nó là sản phẩm của nền kinh tế phát triển với trình độ
xã hội hoá cao, các lực lượng sản xuất hiện đại, nó sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối
khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng xong về cơ bản. Vì vậy, không thể nôn nóng,
vội vàng, duy ý chí trong việc xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa.
Nó chỉ được hình thành trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội lâu dài, qua
nhiều bước, nhiều hình thức từ thấp đến cao.


Như vậy, xây dựng quan hệ sản xuất mới định hướng chủ nghĩa
xã hội ở nước ta phải đảm bảo các yêu cầu sau đây :


Một là, quan hệ sản xuất mới được xây dựng phải dựa
trên kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất, “ bất cứ một sự cải biến nào
về mặt quan hệ sở hữu cũng đều là kết quả tất yếu của việc tạo nên những lực
lượng sản xuất mới”.


Hai là, quan hệ sản xuất biểu hiện trên ba mặt: sở
hữu tư liệu sản xuất, tổ chức quản lí và phân phối sản phẩm, do đó, quan hệ sản
xuất mới phải được xây dựng một cách đồng bộ cả ba mặt đó.


Ba là, tiêu chuẩn căn bản để đánh giá tính đúng đắn
của quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa là ở hiệu quả của nó:
thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện
công bằng xã hội.


Trong thời kì quá độ ở nước ta, tất yếu còn tồn tại nhiều
hình thức sở hữu, hình thành nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ
chức sản xuất, kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp. Do đó, xây dựng quan hệ
sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời phải tôn trọng và sử dụng lâu
dài và hợp lí cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.











Mở rộng và nâng cao hiệu quả của quan hệ kinh tế quốc
tế ;



Trong điều kiện
toàn cầu hoá kinh tế và sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ hiện đại, xu hướng mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trở thành tất yếu đối
với các quốc gia. Nền kinh tế nước ta không thể khép kín mà phải tích cực mở
rộng và ngày càng nâng cao hiệu quả của quan hệ kinh tế quốc tế.


Toàn cầu hoá kinh tế và cách mạng khoa học - công nghệ hiện
đại tạo ra những thách thức và nguy cơ cần phải đề phòng, khắc phục; mặt khác,
tạo ra cho nước ta những cơ hội, thuận lợi cho quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước theo con đường “ rút ngắn”. Đó là thu hút các nguồn vốn từ bên
ngoài, nhập được các loại công nghệ hiện đại và những kinh nghiệm quản lí tiên
tiến ... nhờ đó, khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước, đẩy mạnh tốc
độ phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách lạc hậu so với các nước khác. Đó là
sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.


Để mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế quốc tế,
phải nâng cao sức cạnh tranh quốc tế, khai thác thị trường thế giới, tối ưu hoá
cơ cấu xuất - nhập khẩu, đa dạng hoá quan hệ kinh tế với các tổ chức và các
quốc gia trong khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, phải xử lí đúng mối quan hệ giữa mở
rộng kinh tế quốc tế với độc lập tự chủ, bảo vệ an ninh kinh tế quốc gia, giữ
gìn bản sắc văn hoá dân tộc với kế thừa, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại
...
Về Đầu Trang Go down
lhvanuneti
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
lhvanuneti

Tổng số bài gửi : 187
Join date : 13/01/2011
Đến từ : THANH HÓA

triet hoc MAC-LENIN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: triet hoc MAC-LENIN   triet hoc MAC-LENIN I_icon_minitimeWed Apr 06, 2011 4:24 pm

Phân tích những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội
,liên hệ những đặc trưng này ở việt nam?






Bao gồm sáu đặc trưng cơ bản sau:


Cơ
sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền sả xuất công nghiệp hiện đại:cả mặt thực tế,cả
logic-lý luận khoa học đèu chứng minh rằng, xã hội xã hội chủ nghĩa là sự kế
tiếp sau xã hội tư bản chủ nghĩa, có nhiệm vụ giải quyết những mâu thuẫn mà chủ
nghĩa tư bản đã không giải quyết được triệt để. Đặc biệt là mâu thuẫn yêu cầu
xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất ngày càng hiện đại với chế độ
chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.Do đó,lực lượng sản xuất
của xã hội chủ nghĩa,khi nó hoàn thiện, phải cao hơn so với chủ nghĩa tư bản. Ở những nước xã hội chủ nghĩa
“bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” (như Việt Nam và các nước khác) thì đương
nhiên phải có quá trình thực hiện công nghiệp hoá-hiện đại hoá. Xây dựng từng
bước cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại của chủ nghĩa xã hội.


Xã
hội chủ nghĩa đã xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa,thiết lập chế độ công
hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu.Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin
đã chỉ rõ,chủ nghĩa xã hội không xoá bỏ chế độ tư hưu nói chung mà chủ yếu xoá
bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ( còn các chế độ tư hữu
khác: chế độ tư hữu chủ nô,phong kiến,xét trên toàn câu thi đã bị chủ nghĩa tư
bản xoá bỏ trước đó rồi).Bởi vì chế độ tư bản chủ nghĩa đã nô dịch,áp bức bóc
lột giá trị thặng dư đối với đại đa số nhân dân lao động,đem lại lợi nhuận ngày
càng cao cho thiểu số các tập đoàn tư bản lũng đoạn và giai cấp thống trị xã
hội.


Xã
hội xã hội chủ nghĩa tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới.Quá
trình xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội là một quá trình hoạt động tự giác
của đại đa nhân dân. Chính từ bản chất và mục đích đó mà các nhà kinh điển
Mác-Lênin đã đưa ra rằng “ chủ nghĩa xã hội sẽ là một tổ chức lao động mới của
bản than nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo, hướng dẫn của Đãng cộng sản, đội
tiên phong của giai cấp công nhân và nhà nước xã hội chủ nghĩa.Do đó, kỷ luật
lao động mới cũng có những đặc trưng mới, vừa là kỷ luật tự giác (tức là mỗi
người lao động giác ngộ về vai trò làm chủ đích thực của mình trước xã hội,
trước mọi công việc được phân công ngày càng tốt hơn).Để mọi người lao động có
được tổ chức và kỷ luật lao động mới tự giác như thế thì phải trải qua quá
trình đấu tranh,từng bước hoàn thiện chủ nghĩa xã hội.


Xã
hội xã hội chủ nghĩa thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động – nguyên tắc
phân phối cơ bản nhất. Trong quá trình lao động cụ thể,mỗi người lao động sẽ
nhận được từ xã hội một số lượng sản phẩn tiêu dùng có giá trị tương đương số
lượng,chất lượng và hiệu quả lao động của họ đã tạo ra cho xã hội. Sauk hi đã
trừ đi một số khoản đóng góp chung cho xã hội. Nguyên tắc phân phối này là phù
hợp với tính chất và trình độ phát triển lực lượng sản xuất trong giai đoạn xây
dựng xã hội chủ nghĩa.Đó là một trong những cơ sơ của công bằng xã hội ở giai
đoạn này.


Nhà nuớc xã hội chủ
nghĩa mang bản chất giai cấp, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu
sắc; thục hiện quyền lợi của nhân dân


Khi
đề cập đến hệ thống chuyên chính vô sản, chủ nghĩa mác-lênin đã xác
định rõ ràng bản chất,chức năng,nhiệm vụ của nhà nước chuyên chính
vô sản. Thực chat nhà nước đó là do đảng của giai cấp công nhân lãnh
đạo,nhân dân ta tổ chức. Thông qua nhà nước là chủ yếu là do đảng
lãnh đạo toàn xã hội về mọi mặt và nhân dân lao dộng thục hiện
quyền lực và lợi ích của mình trên mọi mặt xã hội.nhân dân ngày
càng tham gia vào nhiều công việc của nhà nước, theo V.L.Lênin,nhà
nước chuyên chính vô sản (hay nhà nuocs xã hội chủ nghĩa) không còn
nguyên nghĩa như nhà nước tư bản, mà là “nhà nước nữa nhà nước”, với
tính tự giác, tự quản của nhân dân rất cao, thể hiện các quyền dân
chủ,làm chủ và lợi ích của chính mình ngày càng rõ hơn.


X· héi x· héi chñ nghÜa lµ chÕ ®é ®· gi¶i phãng con ng­êi
tho¸t khái ¸p bøc bãc lét, thùc hiÖn c«ng b»ng, b×nh ®¼ng, tiÕn bé x· héi , t¹o
nh÷ng ®iÒu kiÖn c¬ b¶n ®Ó con ng­êi ph¸t triÓn toµn diÖn viÖc giµnh chÝnh
quyÒn, ®éc lËp, t­ do, d©n chñ - gi¶i phãng con ng­êi vÒ chÝnh trÞ suy cho cïng
còng lµ ®Ó gi¶i phãng con ng­êi vÒ kinh tÕ, vÒ ®êi sèng vËt chÊt vµ tinh thÇn.
Dï lóc ®Çu míi cã chÝnh quyÒn ,tr×nh ®é kinh, møc v
t chÊt ca nh©n d©n cßn thÊp ,nh÷ng b­íc
vµo x©y dùng chñ nghia x· héi lµ ®· kh«ng cßn chÕ ®é t­ h÷u , ¸p bøc bÊt c«ng
víi t­ c¸ch mét chÕ ®é x· héi .®©y lµ nh­ng tiÒn ®Ò chinh trÞ ,kinh tÕ kh¸c vÒ
b¶n chÊt so v¬Ý c¸c chÕ ®é cò ®Ó t­ng b­íc thùc hiÖn viÖc gi¶i phãng con ng­êi
vµ ph¸t triÓn con ng­êi toµn diÖn .kh«ng cã nh÷ng tiÒn ®Ò c¬ b¶n ®ã kh«png thÓ
gi¶i phãng con ng­êi, kh«ng thùc hiÖn ®­îc c«ng b»ng , b×nh ®¼ng , tiÕn bé vµ
v¨n minh x· héi
Nãi b×nh ®¼ng trong chñ nghÜa
x· héi, lµ nãi trong ®iÒu kiÖn, giai ®o¹n x· héi vÉn cßn giai cÊp, cßn nhµ
nuíc,truíc hÕt b×nh ®¶ng gi÷a c¸c c«ng d©n, gi÷a c¸ chñ thÓ sÈt xuÊt - kinh
doanh(dï hä ë thµnh phÇn kinh tÕ nµo
)truíc
ph¸p luËt chung cña nhµ nuíc; b×nh ®¼ng nam-n÷,b×nh ®¼ng gi÷a c¸c d©n téc vµ
đoµn kÕt d©n téc,v.v..



Trong cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội
lần thứ VII của Đảng thông qua năm 1991 đã nêu lên những phương hướng cho sự
phát triển của đất nước ta theo con đường xã hội chủ nghĩa. Việc hình thành
quan niệm về chủ nghĩa xã hội và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội là công
việc rât khó khăn.Bác Hồ của chúng ta đã chỉ rõ:


“ chủ nghĩa xã hội là gì? Là
mọi người được ăn no,mặc ấm,sung sướng
và tự do.Nhưng nếu tách riêng một mình mà ngồi ăn no,mặc ấm, người khác thì mặc
kệ,thế là không tốt…Chủ nghĩa xã hội là làm cho dân giàu,nước mạnh…Ai làm nhiều
thì ăn nhiều ai làm ít thi ăn ít,ai
không làm thì không ăn,tất nhiên là trừ người già cả,đau yếu,trẻ con. Thế ta đã
đén đây chưa? Chưa đến,chủ nghĩa xã hội không thể làm mau được mà phải làm dần dần” Chủ nghĩa xã hội là “một
xã hội không có chế độ người bóc lột người,một xã hội bình đẵng,nghĩa là ai
cũng phải lao động,ai làm nhiều hưởng nhiều ai làm ít hưởng ít, không làm không
hưởng…”.


Tóm lại, “ xã hội ngày càng
tiến lên, vật chất càng tăng,tinh thần càng tốt,đó là chủ nghĩa xã hội”.từ
những tư tưởng lớn của Bác Hồ,trải qua nhiều năm nghiên cứu,tìm tòi với trí tuệ
của toàn Đảng,toàn dân,cương lĩnh của Đảng ta chỉ rõ xã hội chủ nghĩa mà chúng
ta xây dựng là một xã hội:


Do
nhân dân lao động làm chủ.


Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên
lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yêu.


Có
một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.


Con
người được giải phóng khỏi áp bức,bóc lột,bất công,làm theo năng lực, hưởng
theo lao động, coa cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển
toàn diện cá nhân.


Các
dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ cùng tiến
bộ.


Có
quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.


Sáu đặc trưng nêu trên thể hiện bản chat
tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta sẽ xây dựng,một xã hội tiến
bộ nhất so với các chế độ đã xuất hiện trước đây. Trong xã hội đó, nhân dân lao
động là người chủ nhân chính và thực sự của xã hội. Nó chi phối và thể hiện
trong toàn bộ chế độ của xã hội, điều hướng vào việc đảm bảo và phát huy quyền
làm chủ của nhân dân.đó là sự khác nhau về chất giữa chủ nghĩa xã hội với các
chế độ trước đó.


Những đặc trưng trên gắn bó
mật thiêt với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, vừa làm tiền đề, điều kiện,
vừa tác động lẫn nhau trong quá trình phát triển. Cùng với quan niệm đúng đắn
về chủ nghĩa xã hội, vấn đề có ý nghĩa quan trọng là phải xác định được con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Về Đầu Trang Go down
vutrungdung
V.I.P Member
V.I.P Member
vutrungdung

Tổng số bài gửi : 327
Join date : 21/03/2010
Age : 31
Đến từ : Thiên Đường

triet hoc MAC-LENIN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: triet hoc MAC-LENIN   triet hoc MAC-LENIN I_icon_minitimeFri Apr 08, 2011 9:03 pm

cai nay anh qua mot cach ve vang roi. diem thi ket thuc hoc phan duoc 3d. diem trung binh duoc 4,8. hix. diem D. qua. 5 tin chi cua minh. huhu. lam diem tich luy giam mat may phay,
Về Đầu Trang Go down
https://www.facebook.com/vutrungdung
admin
available
available
admin

Tổng số bài gửi : 377
Join date : 16/03/2010
Age : 31
Đến từ : available

triet hoc MAC-LENIN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: triet hoc MAC-LENIN   triet hoc MAC-LENIN I_icon_minitimeFri Apr 08, 2011 9:18 pm

Cái môn này là cái môn gì thế nhỉ??? hjz hjz hjz mình k đc hc chứ Very Happy
Về Đầu Trang Go down
https://c11lelai.forumvi.com
vutrungdung
V.I.P Member
V.I.P Member
vutrungdung

Tổng số bài gửi : 327
Join date : 21/03/2010
Age : 31
Đến từ : Thiên Đường

triet hoc MAC-LENIN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: triet hoc MAC-LENIN   triet hoc MAC-LENIN I_icon_minitimeMon Apr 11, 2011 1:37 pm

hix. còn tư tưởng HCM và Đương lối CM việt nam nữa. lơ mơ kì 2 này mình được ra trường sơm mất. kì 1 mình khóa bon tao hệ đại hoc vĩnh biệt 523 tên rồi.
Về Đầu Trang Go down
https://www.facebook.com/vutrungdung
admin
available
available
admin

Tổng số bài gửi : 377
Join date : 16/03/2010
Age : 31
Đến từ : available

triet hoc MAC-LENIN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: triet hoc MAC-LENIN   triet hoc MAC-LENIN I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 10:24 am

sax, thế là sao? k qua là nghỉ học luôn ah? nghe sợ thế?
Về Đầu Trang Go down
https://c11lelai.forumvi.com
vutrungdung
V.I.P Member
V.I.P Member
vutrungdung

Tổng số bài gửi : 327
Join date : 21/03/2010
Age : 31
Đến từ : Thiên Đường

triet hoc MAC-LENIN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: triet hoc MAC-LENIN   triet hoc MAC-LENIN I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 1:48 pm

uh. không qua là được ra trường sớm.
Về Đầu Trang Go down
https://www.facebook.com/vutrungdung
lhvanuneti
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
lhvanuneti

Tổng số bài gửi : 187
Join date : 13/01/2011
Đến từ : THANH HÓA

triet hoc MAC-LENIN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: triet hoc MAC-LENIN   triet hoc MAC-LENIN I_icon_minitimeTue Apr 12, 2011 5:34 pm

DŨNG HÍT PHẢI THI LẠI MÔN CHỦ NGHĨA MÁC NÀY CON GÌ MÀ BẢO QUA LÂU RỒI
HIC!
Về Đầu Trang Go down
vutrungdung
V.I.P Member
V.I.P Member
vutrungdung

Tổng số bài gửi : 327
Join date : 21/03/2010
Age : 31
Đến từ : Thiên Đường

triet hoc MAC-LENIN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: triet hoc MAC-LENIN   triet hoc MAC-LENIN I_icon_minitimeWed Apr 13, 2011 9:16 pm

ĐƯỢC D MÀ PHẢI THI LẠI ÀH CHÚ. HÊHE.
Về Đầu Trang Go down
https://www.facebook.com/vutrungdung
lhvanuneti
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
lhvanuneti

Tổng số bài gửi : 187
Join date : 13/01/2011
Đến từ : THANH HÓA

triet hoc MAC-LENIN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: triet hoc MAC-LENIN   triet hoc MAC-LENIN I_icon_minitimeMon May 09, 2011 8:29 pm

anh mày có học tín chỉ đâu mà quan tâm1
Về Đầu Trang Go down
vutrungdung
V.I.P Member
V.I.P Member
vutrungdung

Tổng số bài gửi : 327
Join date : 21/03/2010
Age : 31
Đến từ : Thiên Đường

triet hoc MAC-LENIN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: triet hoc MAC-LENIN   triet hoc MAC-LENIN I_icon_minitimeMon May 09, 2011 9:11 pm

làm gì được học mà quan tâm Very Happy
Về Đầu Trang Go down
https://www.facebook.com/vutrungdung
Sponsored content




triet hoc MAC-LENIN Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: triet hoc MAC-LENIN   triet hoc MAC-LENIN I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

triet hoc MAC-LENIN

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» LENIN TOAN` TAP
» TÀI LIỆU THAM KHẢO MÔN TRIẾT HỌC
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
forum of the C11's house :: **CHIA SẺ KIẾN THỨC** :: Khối xã hội-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất